Những tấm lòng vàng 23.10.2023
"San hô nhìn đẹp nhưng có độc, gây ngứa, thậm chí ảnh hưởng tim mạch. Một số san hô có cấu tạo rất bén, tựa dao lam, bạn sẽ bị khứa chân, tay nếu chạm vào", ông Bảo cho hay.'Nam chính' 63 tuổi đòi bỏ về khi Quyền Linh xưng hô 'chú' trên show hẹn hò
Những vụ kiện này không chỉ làm dấy lên nghi vấn về tính minh bạch trong chiến lược tiếp thị của các hãng mà còn cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường TV toàn cầu, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang nỗ lực thách thức vị trí dẫn đầu của Samsung, đặc biệt trong công nghệ chấm lượng tử.Theo The Register, Hisense hiện là tâm điểm của một vụ kiện tại Mỹ với cáo buộc quảng bá các dòng TV QLED có sử dụng công nghệ chấm lượng tử, trong khi thực tế sản phẩm không chứa công nghệ này. Đơn kiện cho rằng đây là hành vi quảng cáo gian dối, đánh lừa người tiêu dùng mua TV kém chất lượng với giá cao, giúp Hisense thu lợi bất chính. Trang Display Daily bổ sung rằng người tiêu dùng khó tự xác minh sự hiện diện của công nghệ chấm lượng tử, trong khi các dấu hiệu hóa học đặc trưng của công nghệ này có thể dễ dàng bị phát hiện qua kiểm tra kỹ thuật, dù đơn kiện chưa công bố bằng chứng cụ thể.Cùng lúc, trang công nghệ Digital Trends cũng nhấn mạnh rằng vụ kiện tập trung vào các mẫu TV Hisense được quảng cáo là "Quantum Dot QLED" (màn hình QLED chấm lượng tử), nhưng thực chất chỉ là TV LED thông thường trá hình. Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Hisense thay đổi cách tiếp thị để tránh đánh lừa người mua trong tương lai. Hiện tại, Hisense chưa đưa ra bình luận chính thức, nhưng vụ việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hãng, vốn đang cạnh tranh với Samsung và LG trong phân khúc TV cao cấp.Không chỉ Hisense, TCL – một thương hiệu TV Trung Quốc khác – cũng bị lôi vào vòng xoáy chỉ trích. Trang The Korea Herald cho biết TCL đối mặt với cáo buộc tiếp thị lừa dối, dù chi tiết về vụ kiện chưa được công bố đầy đủ. Cụ thể, Hansol Chemical – công ty sản xuất hóa chất và vật liệu có trụ sở tại Hàn Quốc đã cáo buộc TCL dán nhãn sai các TV LCD là "QD TV", trong khi thực tế chúng không chứa bất kỳ vật liệu chấm lượng tử (QD) nào, vốn đóng vai trò cải thiện chất lượng hình ảnh.Các mẫu TV LCD có tích hợp QD, còn được gọi là "QLED TV", thường có giá cao hơn và được coi là TV cao cấp, ngang hàng với TV OLED (công nghệ đi-ốt phát quang hữu cơ). Dựa trên phân tích của mình, Hansol cho biết ba mẫu TV "QD" của TCL gồm C655 65 inch, C655 Pro 75 inch và C755 65 inch được bán tại Hàn Quốc không chứa nguyên tố indi (indium) hay cadmi (cadmium) – những thành phần cốt lõi cần thiết để sản xuất vật liệu QD."Việc dán nhãn 'QD TV' cho các mẫu TV LCD không có vật liệu QD có thể gây tổn hại lớn đến lòng tin của người tiêu dùng đối với toàn bộ thị trường QLED", đại diện Hansol nói.Về phía TCL, theo một số nguồn tin, hãng phủ nhận cáo buộc và khẳng định ba mẫu TV trên đều sử dụng tấm nền (QD films) có chứa cadmi.Sau khi nhận được đơn khiếu nại, FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc của Hansol. Nếu phát hiện sai phạm, TCL có thể phải chịu yêu cầu khắc phục, nộp phạt hoặc các hình phạt bổ sung khác tùy theo kết quả điều tra.Những cáo buộc diễn ra trong bối cảnh Hisense và TCL đẩy mạnh chiến lược giá rẻ để cạnh tranh với những thương hiệu khác đang dẫn đầu thị trường QLED nhờ công nghệ QD-OLED. Hisense từng được đánh giá cao với dòng U8, U8N nhờ chất lượng hình ảnh tốt trong phân khúc giá thấp, nhưng các vụ bê bối hiện tại có thể làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.
Người phụ nữ bị liệt 29 năm kiên cường viết sách kiếm tiền chạy thận
Hoàng tử Harry đồng ý nhận khoản tiền bồi thường lên tới 8 con số sau khi đạt được thỏa thuận bất ngờ trong cuộc chiến pháp lý với nhà xuất bản tờ báo Anh The Sun.Theo People, thỏa thuận dàn xếp liên quan đến một khoản tiền lên tới 8 con số, có khả năng vượt quá 12 triệu USD, bao gồm các khoản bồi thường thiệt hại trong vụ kiện của Hoàng tử Harry chống lại nhà xuất bản về cáo buộc các nhà báo và thám tử tư thu thập thông tin bất hợp pháp.Cuộc dàn xếp diễn ra vào ngày 22.1 sau khi cả hai bên đạt được thỏa thuận trước lúc phiên tòa chính thức ở London bắt đầu. NGN cho biết họ "xin lỗi toàn diện và rõ ràng" với Harry và xác nhận họ đã đồng ý trả cho anh "khoản bồi thường thiệt hại đáng kể". Phát biểu bên ngoài Tòa án tối cao London, thay mặt cho Harry và người đồng nguyên đơn - cựu Nghị sĩ Đảng Lao động Tom Watson, luật sư của Harry là David Sherborne đã kêu gọi cảnh sát điều tra tờ báo và nói về việc Harry đệ đơn kiện nhà xuất bản đã tác động đến anh và cuộc sống gia đình như thế nào."Trong chiến thắng lớn ngày hôm nay, báo giới Anh đã thừa nhận rằng The Sun - tờ báo chủ lực của đế chế truyền thông Anh của Rupert Murdoch - thực sự đã tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Điều này thể hiện sự minh oan cho hàng trăm người khiếu nại khác bị ép buộc giải quyết mọi cáo buộc mà không thể tìm ra sự thật về những gì đã xảy ra với họ", Sherborne nói."Sau những cuộc phản kháng, phủ nhận và đấu tranh pháp lý không ngừng của NGN, bao gồm cả việc chi hơn 1,23 tỉ USD cho các khoản bồi thường và chi phí pháp lý (cũng như trả tiền cho những người thưa kiện) để ngăn chặn bức tranh toàn cảnh được công bố, NGN cuối cùng đã phải chịu trách nhiệm về các hành động bất hợp pháp và sự coi thường trắng trợn đối với luật pháp của mình", Sherborne tiếp tục. "Sự thật hiện đã được phơi bày là NGN đã thuê hơn 100 thám tử tư bất hợp pháp trong ít nhất 16 năm qua. Điều này xảy ra nhiều ở tờ The Sun cũng như News of the World có sự chỉ đạo của tất cả các biên tập viên, giám đốc điều hành", Sherborne nói thêm.Sherborne tiếp tục chia sẻ rằng "kết quả ngày hôm nay chỉ đạt được nhờ vào sự kiên cường tuyệt đối của Hoàng tử Harry và ngài Watson, những người sẵn sàng đưa NGN ra xét xử, đưa đến sự thừa nhận mang tính lịch sử này về hành vi phi pháp tại The Sun". "Do hậu quả trực tiếp của việc thưa kiện, Hoàng tử Harry và gia đình của anh phải liên tục chịu đựng sự đưa tin hung hăng và trả thù kể từ khi bắt đầu gửi đơn khiếu kiện cách đây hơn 5 năm. Điều này tạo ra những lo ngại nghiêm trọng về sự an toàn của anh ấy và gia đình. Quyền lực của luật pháp giờ đây phải được thực thi trọn vẹn. Hoàng tử Harry và Tom Watson cùng những người khác kêu gọi cảnh sát và Quốc hội điều tra không chỉ hoạt động phi pháp - cuối cùng đã được thừa nhận - mà còn cả hành vi khai man và che đậy trong suốt quá trình này. Hôm nay, những lời nói dối đã bị phơi bày, những hành vi che đậy đã bị vạch trần. Điều đó chứng minh rằng không ai đứng trên luật pháp. Thời điểm chịu trách nhiệm đã đến", Sherborne tiếp tục. Phát biểu bên ngoài tòa án, Watson cũng khen ngợi Harry, người đã có mặt trong phiên tòa hôm 21.1. "Lòng dũng cảm đáng kinh ngạc của Harry đã mang lại trách nhiệm cho một bộ phận truyền thông vốn nghĩ rằng họ không thể bị đụng chạm. Tôi đang nói thay cho hàng ngàn nạn nhân rằng chúng tôi biết ơn Harry vì sự ủng hộ không lay chuyển và quyết tâm của anh dưới áp lực phi thường", Watson tuyên bố.Watson sau đó kêu gọi Rupert Murdoch "tiếp tục lời thừa nhận tội lỗi của công ty bằng lời xin lỗi cá nhân tới Hoàng tử Harry, tới Vua Charles và vô số người khác đã phải chịu đựng hành vi phi pháp tương tự từ đế chế truyền thông của ông ta".Hoàng tử Harry cáo buộc nhà xuất bản NGN thu thập thông tin bất hợp pháp từ năm 1996 đến 2011, khoảng thời gian mà The Sun và News of the World (hiện không còn tồn tại) bị cáo buộc nhắm vào anh. NGN trước đó đã phủ nhận mọi hành vi sai trái.Trong tuyên bố hôm 21.1, NGN nêu rõ: "Xin lỗi Công tước xứ Sussex một cách đầy đủ và rõ ràng vì sự xâm phạm nghiêm trọng của The Sun vào đời tư của anh từ năm 1996 đến 2011, bao gồm cả các hoạt động phi pháp do các thám tử tư làm việc cho The Sun thực hiện. NGN cũng xin lỗi đầy đủ và rõ ràng tới Công tước xứ Sussex vì hành vi nghe lén điện thoại, theo dõi và sử dụng sai thông tin cá nhân của các nhà báo và thám tử tư được News of the World chỉ định. NGN cũng xin lỗi Công tước vì tác động của việc đưa tin rộng rãi và xâm phạm nghiêm trọng đến đời tư của anh cũng như đời tư của Công nương Diana, người mẹ quá cố của anh. Chúng tôi thừa nhận và xin lỗi vì sự đau khổ mà Hoàng tử Harry phải gánh chịu, cũng như thiệt hại gây ra cho các mối quan hệ, tình bạn và gia đình. Chúng tôi đồng ý bồi thường cho anh những khoản thiệt hại đáng kể".
Ông Nguyễn Nam Hải khuyến nghị: "Để ngành cà phê phát triển bền vững, các bên liên quan chuỗi giá trị cần chia sẻ rủi ro, tăng cường hợp tác lẫn nhau. Cụ thể, các DN FDI cần hợp tác với VICOFA nhiều hơn để có thể làm việc trực tiếp với những DN xuất khẩu lớn, uy tín cao; tránh tình trạng thu mua từ các DN nhỏ lẻ thiếu uy tín. Bên cạnh đó, các DN VN hạn chế tình trạng mua xa bán xa để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, DN cũng cần sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng để có đủ vốn mua cà phê trong dân, vì giá cà phê liên tục tăng mạnh dễ gây thiếu hụt nguồn vốn để mua hàng".
Quảng Ninh sẽ công bố vùng 'biển sạch' để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển
Ngày 12.2, đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết đơn vị vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Nguyễn Hữu Thắng (27 tuổi, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Lộc, H.Mỏ Cày Bắc) và Nguyễn Chí Linh (23 tuổi, ngụ ấp Tân Hòa B, xã Minh Đức, H.Mỏ Cày Nam, cùng Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.Theo điều tra ban đầu, trưa 30.1, Thắng rủ Linh đến nhà anh M. (người đã chuyển giới tính nữ) hỏi mượn tiền nhưng bị từ chối. Sau đó, Thắng bóp cổ anh M. trong phòng ngủ, Linh lao vào giữ chân nạn nhân. Khi anh M. tử vong, Thắng lấy một số tài sản gồm: 1 bộ vòng khoảng 9,7 chỉ vàng 18K, 1 lắc tay khoảng 4 chỉ vàng 24K, 1 sợi dây chuyền bạc, 3 điện thoại di động và 31 triệu đồng. Trước khi bỏ trốn, Thắng đưa cho Linh 2 triệu đồng; sau đó Thắng mang vàng đi bán lấy tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân.Đến trưa 2.2, gia đình M. mới phát hiện anh tử vong và trình báo Công an tỉnh Tiền Giang. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến tối cùng ngày, Công an Tiền Giang bắt giữ được Thắng và Linh khi cả 2 đang lẩn trốn trên địa bàn xã Minh Đức, H.Mỏ Cày Nam.Tại cơ quan điều tra, bước đầu, 2 bị can này khai nhận do nợ nần không có khả năng chi trả nên đã thực hiện hành vi giết người để cướp tài sản.